CÁCH TÍNH ĐỘ DỐC MÁI NHẬT THEO TIÊU CHUẨN

Ngày đăng: 06/08/2024 09:18 AM

    CÁCH TÍNH ĐỘ DỐC MÁI NHẬT THEO TIÊU CHUẨN

    Việc tính toán độ dốc mái Nhật theo đúng tiêu chuẩn vừa đảm bảo chất lượng, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ cho ngôi nhà. Độ dốc của mái nhà hợp lý sẽ quyết định đến khả năng thoát nước và tính ổn định của vật liệu trong một thời gian dài sử dụng. Trong bài viết dưới đây, Luster sẽ giải đáp cho quý vị về cách tính độ dốc mái của mái Nhật và những lưu ý quan trọng khi thiết kế mái Nhật.

    1. Tại sao cần phải tính độ dốc mái Nhật?

    Mái Nhật là một trong những kiểu mái phổ biến và rất được ưa chuộng tại Việt Nam nhờ vẻ đẹp thanh thoát, tinh tế. Tuy nhiên, để đảm bảo tính thẩm mỹ và độ bền của ngôi nhà, việc tính toán độ dốc của mái là vô cùng quan trọng.

    – Tính thẩm mỹ: Độ dốc của mái cần được tính toán phù hợp với hình dáng, kiến trúc của ngôi nhà. Với độ dốc mái phù hợp, tổng thể kiến trúc sẽ cân đối và hài hòa hơn, tăng thêm vẻ đẹp cho ngôi nhà.

    – Thoát nước và chống thấm dột: Khi nước mưa không kịp thoát, chúng sẽ ngấm vào các khe hở trên mái, dần dần gây hư hỏng kết cấu nhà. Một độ dốc hợp lý sẽ giúp thoát nước hiệu quả, tránh tính trạng thấm đột. Độ dốc mái càng lớn, khả năng thoát nước càng nhanh.

    – Kéo dài tuổi thọ cho công trình: Độ dốc mái phù hợp sẽ giúp nước mưa thoát nhanh sẽ hạn chế sự ăn mòn của các vật liệu lợp mái, chống thấm hiệu quả, giúp kéo dài tuổi thọ cho công trình.

    2. Công thức tính độ dốc mái Nhật chuẩn và chính xác

    Có 2 cách phổ biến để tính độ dốc của mái Nhật

    – Cách 1: Sử dụng độ (°)

    Công thức:

    Độ dốc (°) = arctan (Chiều cao mái / Chiều dài nửa mái) / 3,14 x 180

    – Cách 2: Sử dụng tỷ lệ phần trăm (%)

    Công thức:

    Độ dốc (%) = (Chiều cao mái / Chiều dài nửa mái) x 100

    Ví dụ:

    Giả sử chiều cao mái là 40cm và chiều dài nửa mái là 2m.

    – Độ dốc (°) = arctan (40cm / 200cm) = 11.31°

    – Độ dốc (%) = (40cm / 200cm) x 100 = 20%

    Theo khuyến cáo, độ dốc của mái Nhật tiêu chuẩn nằm trong khoảng 20% – 30% (tương đương 11.31° – 16.70°)

    3. Một số lưu ý quan trọng khi lựa chọn độ dốc mái Nhật

    Lựa chọn độ dốc phù hợp sẽ giúp thoát nước tốt, tránh tình trạng ứ đọng nước, đồng thời vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ của công trình. Dưới đây là một số yếu tố cần chú ý khi lựa chọn độ dốc của mái Nhật:

    – Khí hậu địa phương: Độ dốc của mái Nhật có thể được điều chỉnh dựa trên khí hậu địa phương. Vùng có lượng mưa lớn hơn thường cần độ dốc cao hơn để đảm bảo nước mưa thoát đi hiệu quả.

    – Vật liệu mái: Loại vật liệu mái bạn sử dụng cũng ảnh hưởng đến độ dốc tối ưu. Ví dụ, mái bằng ngói cần độ dốc lớn hơn so với mái bằng tôn.

    – Thẩm mỹ: Độ dốc của mái cũng ảnh hưởng đến vẻ đẹp tổng thể của ngôi nhà. Mái có độ dốc lớn khiến công trình trở nên cao ráo hơn, bề thế hơn. Mái có độ dốc nhẹ giúp công trình trở nên thanh thoát, nhẹ nhàng hơn.

    – Chi phí và kỹ thuật xây dựng: Mái có độ dốc càng lớn thì chi phí và độ phức tạp trong việc xây dựng càng cao. Cần cân nhắc giữa hiệu suất và chi phí khi chọn độ dốc của mái.

    – Tiêu chuẩn xây dựng địa phương: Quy định xây dựng địa phương có thể quy định độ dốc tối thiểu cho các loại mái. Vì thế, trước khi thiết kế mái Nhật, hãy kiểm tra các quy định này trước khi quyết định độ dốc của mái.

    – Bảo trì: Độ dốc của mái cũng ảnh hưởng đến việc bảo trì. Mái có độ dốc cao hơn có thể dễ dàng làm sạch và bảo trì hơn.

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    Zalo