HỆ THỐNG THÔNG GIÓ CHO NHÀ ỐNG

Ngày đăng: 11/10/2024 09:42 AM

    HỆ THỐNG THÔNG GIÓ CHO NHÀ ỐNG

    Hệ thống thông gió cho nhà ống là gì, làm cách nào để khắc phục tình trạng bí bách của nhà ống, nhà phố. Điều khiến cho các chủ đầu tư rất đau đầu để tìm ra giải pháp. Với đặc điểm đặc trưng, đất hạn chế, xung quanh bao quanh bởi các nhà bên cạnh. Gây ra tình trạng không thể bố trí cửa sổ, thì đâu sẽ là giải pháp cho những ngôi nhà như vậy?

    Vậy hệ thống thông gió là gì? Các giải pháp cho việc thông gió nhà ống, thông gió nhà cao tầng là gì? Hãy cũng Luster tìm hiểu nhé!

    1. Thông gió là gì?

    Thông gió là quá trình thay đổi hoặc thay thế không khí trong bất kỳ không gian nào. Một cách tự nhiên hoặc tự nhiên có chủ đích của người thiết kế. Nói một cách khác, họ sẽ điều hướng để gió tự nhiên đi vào trong nhà theo đường có chủ đích.

    Đường đi này đã được các kiến trúc sư tính toán từ trước khi xây nhà. Kết hợp với việc bố trí công năng để mang đến một độ thoáng nhất định cho những ngôi nhà bị khuất gió, thiếu ánh sáng hoặc ít có không gian mở.

    Việc thông gió nhằm kiểm soát nhiệt độ, bổ sung oxy cho không gian sinh sống. Nhiều người vẫn lầm tưởng, thông gió là chỉ đưa gió từ bên ngoài vào. Thực chất đây là một quan hệ hai chiều, hút vào và đẩy ra. Ngoài việc hút gió từ bên ngoài vào, việc thông gió còn giúp đẩy ra bên ngoài các mùi hôi khó chịu, hơi ẩm, hơi nóng, khói, vi khuẩn…

    2. Hệ thống thông gió cho nhà ống là gì?

    Hệ thống thông gió cho nhà ống được hiểu là một không gian rộng lớn với sự kết hợp của nhiều thành phần: nhiều tầng, nhiều không gian, nhiều hệ thống, cách thức…trong các mẫu thiết kế nhà ống.

    Nhà ống hay nhà phố có một nhược điểm là diện tích nhỏ (thường là mặt tiền) xung quanh là các nhà liền kề mọc sát vào nhau. Do đó rất ít nhà có thể thiết kế, bố trí được cửa sổ.

    Lúc này, hệ thống thông gió, thiết kế như một giếng trời được đặt ở giữa nhà, cuối nhà hoặc trước nhà. Nhằm mục đích loại bỏ những mùi hôi khó chịu và ngăn chặn hơi ẩm mốc quá mức.  Đưa không khí từ bên ngoài vào, duy trì sự lưu thông trong các tòa nhà cũng như ngăn chặn tình trạng trì trệ của luồng không khí.

    Với những người có một chút duy tâm về phong thủy. Bố trí hệ thống thông gió cho nhà ống là một chuyện hết sức quan trọng. Đẩy các luồng khí chết, u ám ra bên ngoài. Hạn chế góc chết nhằm đón vận khí, tài lộc từ bên ngoài vào.

    3. Có nhất thiết phải thông gió cho nhà ống?

    Trên thực tế, nhiều người đặt ra câu hỏi, có nhất thiết phải thiết kế các đường, hệ thống thông gió cho nhà ống không? Bởi trước kia không phải ngôi nhà nào cũng có hệ thống thông gió. Khái niệm thông gió chỉ xuất hiện trong những năm trở lại đây và chỉ thực sự phổ biến trong nhà ống, nhà phố.

    Điều này cũng dễ giải thích. Trước kia diện tích đất thoải mái hơn, việc xây nhà có cửa sổ, ban công, sân phơi dạng đơn lập là điều bình thường. Tuy nhiên, khi mà tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh. Đất trở nên hạn chế hơn, thay vào đó sẽ là các tòa nhà cao tầng, phân chia lô đất liền kề.

    Chúng khiến cho diện tích xây nhà trở nên nhỏ lại, nhà cửa mọc lên san sát nhau. Việc sử dụng điều hòa ngày càng trở nên cần thiết và gần như bắt buộc.

    Chính vì vậy, thiết kế, bố trí hệ thống thông gió cho nhà ống, nhà phố là một giải pháp cấp bách, cần thiết và thực sự quan trọng. Vừa tạo ra bầu không khí trong lành, tiết kiệm điện năng, đảm bảo sức khỏe cho người ở. Vừa giúp cho ngôi nhà sạch sẽ, tươi mát dễ chịu và thoáng mát.

    4. Giải pháp thông gió cho nhà ống

    Giải pháp thông gió cho nhà ống có thể chia ra thành hai loại. Giải pháp thông gió tự nhiên và thông gió cho chủ đích (cưỡng chế).

    - Giải pháp thông gió tự nhiên: Là giải pháp làm không khí được lưu thông ra vào một cách tự nhiên, không chịu sự tác động từ các thiết bị cơ khí, nhân tạo. Tính toán dựa trên thông gió từ áp lực nhiệt và thông gió từ áp lực gió.

    - Giải pháp thông gió cưỡng bức: Là quá trình thông gió bằng việc sử dụng các thiết bị cơ khí, điện như quạt, điều hòa, máy lạnh, máy hút mùi….

    Với nhà ống, khi thiết kế thông gió, nên thiết kế ở nhiều nơi, bố trí ở nhiều vị trí khác nhau. Trải đều từ đầu đến cuối nhà là tốt nhất. Tránh tình trạng bị dồn ứ vào một vị nơi.

    Một số giải pháp làm hệ thống thông gió nhà ở bạn có thể tham khảo. Với hệ thống thông gió nhà cao tầng, sẽ có những cách riêng. Chúng tôi sẽ gửi đến Quý bạn đọc trong một bài viết khác.

    - Giếng trời:

    Giếng trời là giải pháp hàng đầu hiện nay. Với những mẫu thiết kế nhà ống 4, 5,6 hay 7 tầng, thậm chí là nhiều hơn thế. Cảm giác ngột ngạt và bí bách là điều không thể tránh khỏi. Thiết kế giếng trời trong những ngôi nhà như thế này là cần thiết. Giếng trời giúp lấy ánh sáng, thông gió từ trên mái nhà xuống. Đi qua tất cả các tầng nếu muốn.

    – Tận dụng khoảng thông nhau giữa các phòng:

    Hãy tạo những khoảng không gian thông nhau giữa các phòng. Hoặc sử dụng những tấm bình phong ngăn phòng giúp dòng khí được lưu thông tốt hơn.

    – Hệ thống cửa đón và thoát gió:

    Thiết kế vị trí cửa đón gió và thoát gió ở 2 phía nhau để lưu thông tốt. Hệ thống cửa phải có kích thước lớn và được bày trí với mật độ cao. Cửa đón gió thường có kích thước lớn, quay về phía hướng gió, được thiết kế thấp dưới chân tường để tối ưu khả năng hút gió. Cửa thoát gió được thiết kế ở vị trí cao hơn cửa đón gió và thường chia thành nhiều cửa nhỏ để đẩy khí cũ phân tán ra bên ngoài.

     

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    Zalo